Bộ GTVT đã nêu ra ý kiến sửa đổi bộ luật GTĐB năm 2008 sau hơn 10 năm thực hiện. Điều này góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật lệ của người dân, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, thúc đẩy đất nước phát triển. Vậy chúng ta cùng xem những sửa đổi “thần thánh” đó có đáng mong chờ đến thế không nhé.
1. Từ 01/01/2020, tăng mức phạt nồng độ cồn xe máy
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của nhà nước, từ ngày 1/1/2020 cấm tất cả người đã uống rượu bia hoặc có nồng độ cồn trong máu điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nếu vi phạm người điều khiển xe sẽ phải chịu mức phạt hành chính theo quy định.
Mức phạt hành chính theo Nghị định 100 cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe máy, xe gắn máy
Mức phạt nồng độ cồn xe máy và xe gắn máy dao động từ 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX từ 10 - 12 tháng khi người điều điều khiển có nồng độ cồn trong hơi thở chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy và xe gắn máy dao động từ 4 - 5 triệu đồng và tước GPLX từ 16 - 18 tháng với trường hợp nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất lên đến 6 - 8 triệu đồng dành cho đối tượng có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở kèm theo đó là tước GPLX từ 22 – 24 tháng.
Đối với người điều khiển xe ô tô
Nếu người điều điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có nồng độ cồn trong hơi thở chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 6 – 8 triệu đồng và tước GPLX từ 10 - 12 tháng.
Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng và tước GPLX từ 16 - 18 tháng.
Đặc biệt, mức phạt cao nhất từ 30 - 40 triệu đồng dành cho đối tượng có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở kèm theo đó là tước GPLX từ 22 – 24 tháng.
Đối với người điều khiển xe đạp điện, xe đạp
Nếu người điều điều khiển xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn trong hơi thở chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 80 - 100 nghìn đồng.
Trường hợp nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 200 - 300 nghìn đồng.
Mức phạt cao nhất từ 400 - 600 nghìn đồng dành cho đối tượng có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở.
2. Thay đổi quy định tốc độ xe ô tô năm 2020
Vẫn giữ nguyên quy định thuộc Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về quy định tốc độ xe ô tô, xe máy được phép di chuyển trong các khu vực. Cụ thể như hình sau đây:
Đối với xe máy
Lỗi quá tốc độ xe máy từ 5 - 10 km/h sẽ phải chịu mức phạt từ 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng.
Lỗi quá tốc độ xe máy từ 10 - 20 km/h sẽ phải chịu mức phạt từ 600 nghìn đồng - 1 triệu đồng và bị giam bằng lái từ 2 - 4 tháng.
Lỗi quá tốc độ xe máy từ trên 20 km/h sẽ phải chịu mức phạt từ 4 - 5 triệu đồng và bị giam bằng lái từ 2 - 4 tháng.
Đối với xe ô tô
Các trường hợp người điều khiển xe ô tô không chấp hành theo quy định tốc độ sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100 thay thế cho Nghị định 46 trước đây. Cụ thể như sau:
Ô tô chạy quá tốc độ 5 - 10 km/h sẽ phải chịu mức phạt từ 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng.
Ô tô chạy quá tốc độ 10 - 20 km/h sẽ phải chịu mức phạt từ 3 - 5 triệu đồng và bị giam bằng lái từ 2 - 4 tháng.
Ô tô chạy quá tốc độ 20 - 35 km/h sẽ phải chịu mức phạt từ 6 - 8 triệu đồng và bị giam bằng lái từ 2 - 4 tháng.
Ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km/h sẽ phải chịu mức phạt từ 10 - 12 triệu đồng và bị giam bằng lái từ 2 - 4 tháng.
Có thể thấy, tất cả các mức phạt mới đều cao hơn trước khá. Do đó, nếu không muốn bị “viêm màng túi” anh em nên tiết chế lại và tuân thủ đúng quy định tốc độ khi tham gia giao thông nhé.
3. Sửa đổi luật thi bằng lái xe từ năm 2020
Theo dự thảo sửa đổi Luật giao thông đường bộ, sẽ có tổng cộng 17 hạng giấy phép lái xe, trong đó có 4 hạng được quy định không thời hạn và 13 hạng có thời hạn. Đáng lưu ý là luật thi bằng lái xe máy thông dụng nhất là hạng A1 đã được thay đổi và gây ảnh hưởng đáng kể đến phần lớn học sinh, sinh viên.
Hạng A0: dành cho xe có dung tích dưới 50cc
Hạng A1: dành cho xe có dung tích từ 50-125cc ( trước đây là từ 50-175cc)
Hạng A: dành cho xe có dung tích từ 125cc trở lên. Cụ thể như các xe: Honda SH 150, Air Blade 150, Honda winner, yamaha exciter 135, Yamaha NVX,…
Phần thi lý thuyết lái xe ở các hạng cũng có nhiều thay đổi:
Thi sát hạch lái xe Hạng A1: Phần thi gồm 25 câu hỏi, thời gian làm bài 19 phút. Thí sinh trả lời đúng 21/25 là qua phần thi. Tăng số lượng câu ôn tập từ 150 câu lên đến 200 câu.
Thi sát hạch lái xe Hạng A: Phần thi gồm 25 câu hỏi, thời gian làm bài 19 phút. Thí sinh trả lời đúng 23/25 là qua phần thi. Tăng số lượng câu ôn tập từ 365 câu lên đến 450 câu.
Câu trả lời sẽ chỉ có 1 đáp án đúng duy nhất thay vì có câu hỏi có thể có 2 đáp án như bộ đề cũ.
Đồng thời bổ sung thêm các câu hỏi điểm liệt trong mỗi đề thi.
Tuy nhiên, độ tuổi thi bằng lái vẫn được giữ nguyên. Tức người đủ 18 tuổi trở lên sẽ được tham gia thi bằng lái xe A1 dành cho xe mô tô 2 bánh, 3 bánh có dung tích từ 50cm3 trở lên.
Hiện có một số trung tâm nhận hết anh em chưa đủ 18 vẫn có thể đi thi nhưng rủi ro khá cao. Bởi đến khi trả bằng thì Sở GTVT sẽ đối soát với CMND và anh em phải chờ cho đến khi đủ 18 tuổi (tính đúng theo ngày, tháng, năm sinh) thì mới được nhận bằng về.
Trên đây, là những chia sẻ của Vũ Trụ gửi đến anh em về những thay đổi lớn của luật giao thông đường bộ cập nhật mới nhất năm 2020 so với những năm trước. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp anh em có thêm được kiến thức khi tham gia giao thông để tránh mắc lỗi không đáng có và chịu xử phạt hành chính giá trên trời.